• CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT BÁCH NGUYÊN
    Y01 - L18 Đường An Phú - Khu đô thị Dương Nội - Quận Hà Đông - TP. Hà Nội.
Menu 0

Những yếu tố quan trọng khi lựa chọn sàn gỗ tự nhiên

Ván sàn gỗ tự nhiên là loại vật liệu có tính cảm xạ cao có lợi cho sức khỏe, gỗ điều hoà không khí trong phòng nhờ đặc tính hấp thụ nhiệt khi nóng và tỏa nhiệt khi trời lạnh.
Gỗ tăng trưởng theo các vòng tròn năm nên khi ta cưa xẻ làm đứt mạch liên kết tạo ra nội ứng suất cộng với tác động của môi trường gây cong vênh, nứt nẻ, mặt khác đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt được góp phần bởi thuộc tính co giãn của gỗ nhưng thuộc tính này cũng gây ra biến dạng kích thước trong môi trường tự nhiên.
 Để chọn được ván sàn gỗ tự nhiên đảm bảo chất lượng bạn nên chú ý những yếu tố sau:

1. Chọn bề mặt và kích thước sản phẩm.
Quan sát bề mặt sản phẩm không bị trầy xước, nứt nẻ, phân bố màu sắc tương đối đồng đều.
Sản phẩm sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế về dung sai kích thước:
Dày ± 0.2mm.
Rộng ± 0.3mm.
Dài ± 1mm.
Đo sản phẩm bằng thước cặp là việc làm dễ dàng mà mọi nhân viên đều thực hiện được. Sản phẩm làm thủ công không thể đạt chuẩn và đồng đều như sản xuất công nghiệp.

lưu ý khi lựa chọn bề mặt và kích thước sàn gỗ tự nhiênBề mặt và kích thước thanh ván sàn là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi lựa chọn sàn gỗ tự nhiên.

Nếu sản phẩm chạy không chuẩn dẫn đến sai số lũy kế, tạo ra các khe hở không mong muốn trên mặt sàn. Bề dày chuẩn cho ván sàn tự nhiên là 15 hay 18mm, nếu chiều dày thiếu 1mm đồng nghĩa với bạn đã mất đi 6,6% giá trị hàng hoá.
2.     Độ ẩm của ván sàn gỗ tự nhiên.
Theo tiêu chuẩn Nhật Bản sản phẩm ván sàn tự nhiên phải có độ ẩm không quá 14%. Để đạt được điều này thì trong quá trình sản xuất phải sấy gỗ ván đặt độ ẩm 8 – 10%. Khi đặt gỗ trong một môi trường, gỗ luôn luôn có xu thế hút hoặc nhả ẩm cho đến khi đạt độ ẩm ổn định, gọi là độ ẩm thăng bằng trong môi trường đó.

lưu ý lựa chọn độ ẩm của sàn gỗ tự nhiênĐộ ẩm quyết định rất lớn đến độ bền và tính ổn định của sàn gỗ tự nhiên.

Độ ẩm thăng bằng của gỗ ở Việt Nam thường là 18% ở miền Bắc và 15% ở miền Nam. Gỗ chỉ được sấy khô dưới 10% bằng phương pháp cưỡng bức bằng lò sấy và các thiết bị (sấy bằng phương pháp hong phơi chỉ đưa được độ ẩm về khoảng 20%). Quá trình sấy cưỡng bức bắt buộc các phân tử nước dịch chuyển dần từ trong ra ngoài, đó cũng chính là quá trình giải phóng nội ứng suất, quá trình hồi ẩm dần đưa gỗ về độ ẩm thăng bằng, gỗ ổn định, không bị cong vênh, nứt nẻ do tác động của môi trường, chống côn trùng xâm hại.
3. Sơn phủ sản phẩm.
Sơn phủ là công đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Trên thị trường hiện nay phổ biến loại sơn dung môi Axeton và sơn dung môi nước. Sơn dung môi Axeton tiết kiệm tiền đầu tư thiết bị nhưng độ cứng của sơn chỉ đạt 2,3-2,5H, tiếp xúc nhiều có hại cho sức khoẻ.

Bạn nên chọn sản phẩm dùng sơn dung môi nước, độ cứng đạt từ 3,3-3,5H, loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại, lớp phủ bề mặt phủ bề mặt có tính chất chống trầy xước. Bạn có thể dễ dàng phân biệt bằng cách ngửi mũi thông thường, sơn dung môi nước không có mùi vị, sơn Axeton có mùi xăng thơm đặc trưng.

Loại sơn và bề mặt sơn phủ của sàn gỗ tự nhiênLoại sơn và bề mặt sơn phủ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của sàn gỗ.

Sàn gỗ tự nhiên là loại nội thất có giá trị, và tiếp xúc thường xuyên với con người, vì vậy Quý khách vui lòng nghiên cứu kỹ các vấn đề cơ bản để mua được sàn gỗ đảm bảo chất lượng và phù hợp dự trù chi phí. Khách hàng trước khi mua nên chọn kỹ mẫu mã, hỏi rõ chủng loại gỗ, nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, phương thức bảo hành, chọn các nhà sản xuất uy tín để mua được sàn gỗ như ý, đáng giá với số tiền mình bỏ ra.

Các bài viết khác

Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 0936 633 078